Cách ủ xơ dừa trồng rau bằng trichoderma hiệu quả. Đối với người trồng rau và cây cảnh, xơ dừa được xem như loại giá thể không thể thiếu. Xơ dừa là loại giá thể đã trở nên quá gần gũi trong ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng. Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma được nhiều bà con nông dân lựa chọn vì cách làm đơn giản. Bên cạnh đó, loại giá thể này khi được ủ mang đến giá trị dinh dưỡng cao, góp phần cho sự phát triển khỏe mạnh, sinh trưởng tốt của các giống cây trồng.
Bên cạnh việc làm giá thể trồng cây, ở các trang trại lớn với quy mô chăn nuôi, trồng trọt mở rộng hơn. Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma còn được sử dụng để làm chất độn chuồng, đệm lót sinh học nhằm giảm mùi hôi từ phân vật nuôi hay các loại khí độc.
Cách ủ xơ dừa bằng chế phẩm trichoderma
Thành phần của xơ dừa có chứa Tanin và Lignin, 2 chất này nếu tồn tại sẽ gây cản trở trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng. Do tính chất khó phân hủy nên lâu dần có thể gây tắc đường ống hút không khí, dinh dưỡng không đến được với cây trồng. Dần dần có thể làm chết cây. Vì thế mà trước khi bắt tay vào thực hiện cách ủ xơ dừa bằng trichoderma, bạn nên xử lý loại bỏ những loại chất có hại trước.
Nấm đối kháng trichoderma 3A3kg
Xử lý xơ dừa
Có rất nhiều cách loại bỏ chất độc trong xơ dừa khác nhau. Nhưng phổ biến nhất là cách xả loại chất chát Tanin và Lignin ra khỏi mụn xơ dừa.
Làm mụn xơ dừa
Để xử lý phần xơ dừa thô thành mụn xơ dừa cần dùng đến loại máy chuyên dụng để năm nghiền xơ dừa. Phần xơ dừa thô sau khi được tách ra khỏi quả dừa thì cần được băm nhỏ, mịn thì mới thực hiện cách ủ xơ dừa bằng trichoderma được. Bạn có thể băm băm thủ công bằng tay nhưng sẽ tốn nhiều thời gian, công sức hơn việc sử dụng thiết bị năm chuyên nghiệp.
Tách chất chát Tanin
Xơ dừa thô ngâm vào khoảng 100 lít nước, thời gian ngâm kéo dài khoảng từ 2-3 ngày là được. Sau đó, bạn đổ nước trong thùng ra, giữ lại phần xơ dừa. Khi quan sát lúc này sẽ thấy nước ngâm có màu sẫm, phần xơ có màu đỏ. Lặp lại thao tác ngâm như vậy khoảng 3-4 lần thì chất Tanin được loại bỏ hoàn toàn.
Hãy chuẩn bị một thùng nước sạch, trộn cùng với 2kg vôi. Dùng vôi sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như công sức bỏ ra, hiệu quả trong việc tách Lignin.
Mụn dừa sau khi được xử lý tách Tanin, bạn cho vào ngâm trong thùng vôi. Khuấy đều mụn dừa trong nước vôi. Ngâm hỗn hợp khoảng từ 5-7 ngày, thời gian như vậy đủ để Lignin có thể hòa tan vào nước hoàn toàn. Sau đó vớt ra, xả sạch mụn xơ dừa với nước sạch. Tiếp tục ngâm với nước sạch 1 ngày. Để loại bỏ hoàn toàn chất độc từ Lignin, lặp lại các bước ở trên thêm khoảng 1-2 lần nữa.
Sau khi xử lý loại bỏ hết các chất độc hại, bạn nên vắt kiệt nước còn tồn đọng loại. Đối với cách ủ xơ dừa bằng trichoderma, mụn xơ dừa càng khô thì lại càng tốt.
Cách ủ xơ dừa bằng trichoderma
So với phương pháp ủ xơ dừa thông thường thì cách ủ xơ dừa bằng trichoderma có phần tốn kém hơn. Do giá thành của nấm trichoderma cao. Nhưng nếu dùng cách này, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian khi không tốn quá nhiều thời gian để chuẩn bị nguyên liệu. Hơn nữa, cách ủ này cũng đem đến hiệu quả cao cho việc trồng trọt, không thua thậm chí còn hơn so với cách ủ thông thường.
Dùng bạt che phủ kín đống ủ để tránh thời tiết mưa nắng hoặc sự xâm nhập của những vi sinh vật có hại.
Khoảng 3-5 ngày sau đó, bạn kiểm tra đống ủ và lại xới đều lên.
Cứ tiến hành như vậy cho đến lần xới thứ 7, thì mở bạt và kiểm tra lại. Nếu mụn xơ dừa đã chuyển sang màu nâu đen thì cách ủ xơ dừa bằng trichoderma đã hoàn tất. Lúc này, hỗn hợp đã có thể mang đi sử dụng và bón được cho cây.
Làm thế nào để phân biệt mụn dừa đã xử lý và mụn dừa chưa xử lý
Hiện tại mụn dừa thường được bày bán trên thị trường bằng các bao tái sử dụng hoặc bao bì không có nhãn mác, xuất xứ. Người mua chỉ dựa vào thông tin của người bán để biết đâu là mụn dừa chưa xử lý hay đã xử lý, Nên rất khó phân biệt và thường xảy ra tình trạng treo đầu dê bán thịt chó. Vậy đâu là giải pháp để phân biệt mùn dừa chưa xử lý và đã xử lý. Namix liệt kê một số giải pháp phân biệt sau đây.
– Màu sắc, cảm quan: Mùn dừa chưa xử lý thường có màu vàng nhạt, mùn dừa đã xử lý có màu nâu đỏ và có độ ẩm cao (do được ngâm rửa nhiều lần). Một số nơi sử dụng cách ngâm mụn dừa vào nước nếu thấy nước nâu đỏ thì là mụn dừa chưa xử lý. Tuy nhiên một số loại mụn dừa đã xử lý khi ngâm vẫn cho nước màu nâu vì họ chỉ cần xử lý đạt tiêu chuẩn mà thôi. Nên cách này không chính xác.
– Định tính: Mùn dừa chưa xử lý khả năng hấp thụ nước kém còn mùn dừa đã được xử lý giữ nước tốt.
– Định lượng: Sử dụng 2 chỉ tiêu là dộ dẫn điện (EC) và chỉ tiêu pH (chỉ tiêu rất quan trọng của đất trồng) để đánh giá mùn dừa.
Mùn dừa chưa xử lý: Độ ẩm: 20% – EC: > 2.5 – PH: 5.5 – 6.5
Mùn dừa đã được xử lý: Độ ẩm: 20% EC: ≤ 0.5- PH: 6 – 7
==========================
Công ty CP Đầu Tư Tuấn Tú
ĐC: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, P. Liên Mạc, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Bắc: 02422050505 – 0914567869
Điện thoại hỗ trợ khách hàng tại Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
==========================
Đăng nhận xét